|
PHẬT HỌC CĂN BẢN |
THOÁT ĐẾN THỰC TẾ
|
Trong bài diễn văn đọc tại Oslo, khi được trao tặng giải thưởng cao quí về những hoạt động cho hòa bình, bậc vĩ nhân đầy lòng nhân đạo, Bác sĩ Albert Schweitzer nói:
"Chúng ta phải ứng phó thực tế. Con người đã trở thành siêu nhân. Nhờ khoa học và các tiến bộ kỹ
|
|
|
|
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO |
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
|
 Trước tiên, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của từ đạo đức (Ethico) và các quan niệm tiêu biểu về đạo đức của các vùng văn hóa lớn của nhân loại.
Tự điển Dagobert D.Runes (1970) định nghĩa: "Ðạo đức là môn học liên hệ đến các phán xét về điều kiện chấp nhận hay phủ nhận, đúng hay sai, tốt hay xấu, đức hạnh hay phi đức hạnh, dục vọng hay trí tuệ của các hành vi của con người".
|
|
|
|
THIỀN HỌC PHẬT GIÁO |
SỰ SUY NIỆM CỦA NỘI TÂM
|
 Ngài U Jotika được sinh ra trong một gia đình không thuộc dòng dõi Phật giáo tại Myanmar, và ngài được theo học trong một ngôi trường dòng Thiên Chúa giáo của người La Mã. Ngài đã học ngành kỹ thuật điện tử và đã đọc rất nhiều sách thuộc về khoa học phương Tây, về triết học, và tâm lý học. Ngài đã kết hôn và là cha của 2 người con gái trước khi xuất gia là một tu sĩ. Thay vì thỉnh thoảng viếng thăm gia đình và ở lại Yangoon, thì ngài đã dành trọn thời gian của mình để sống ẩn dật.
|
|
|
|
VĂN HÓA PHẬT GIÁO |
Hoài Niệm Hòa Thượng Trí Thủ
|
 Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt. Xa xa nơi bìa sân, một nhà sư áo nâu đứng lần chuỗi dưới gốc cây Bồ đề xanh tươi. Những hạt chuỗi đón ánh mặt trời như những vì sao óng ánh, nối nhau mọc rồi lặn, lặn rồi mọc, đều đặn ung dung. Hồi lâu nhà sư lặng lẽ đi ra sau chùa, lên Viện phật học cất trên hông đồi cao. Lòng tôi lâng lâng, và tôi có cảm giác rằng tôi là nhà sư. Đứng im một chỗ, nhưng tôi tưởng chúng tôi đương bước lên đầu non vừa đi vừa lần chuỗi. Cao hứng tôi sáng tác được một luật ngũ ngôn:
|
|
|
|
|
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO |
TỨ DIỆU ĐẾ
|
Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế" (T- Ưng V).
|
|
|
|