ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG LỜI DẠY CỦA NGÀI
|
TK. Thích Viên Trí - 31/07/2008. Tôn giáo vĩ đại của đức Phật đã một thời truyền bá cái tinh thần sống động về tính thống nhất của nó trên khắp một phần lớn hơn Châu Á.Tôn giáo này đã lôi kéo các chủng tộc lại với nhau và đã lèo lái niềm tin và hy vọng của họ ra khỏi những cơn rối loạn và sự tự mưu cầu. Thật ra, những phương tiện hiện đại cũng đã thiết đặt cho con người sự giao thông vượt qua những rào cản địa lý; nhưng qua phương tiện này con người chỉ có thể xử dụng những năng lực vật lý để vượt qua những chướng ngại vật lý. Như chúng ta đã biết qua lịch sử, Phật giáo là nguồn năng lực đầu tiên lôi kéo được một số lượng lớn các chủng tộc, bị tách biệt bởi những trở ngại khó khăn về không gian, bởi những khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, bởi muôn vàn trình độ và những nền văn minh bất đồng, như thế lại gần với nhau. Đạo Phật có nguồn năng lực vận động của nó, không phải trong công tác thương mại quốc tế, không phải trong việc thiết lập đế chế, không phải trong những điều kỳ lạ của khoa học, cũng không phải trong nguồn xung lực di động; đơn giản Phật giáo là một nổ lực không vụ lợi nhằm giúp đỡ nhân loại hướng tới mục tiêu tối hậu của mình.
|
|
|
|
ĐỨC PHẬT VÀ PHÁP GIÁO HOÁ CỦA NGÀI
|
- 29/03/2009. Thật ra đức Phật không có bất cứ nguyên tắc chung nào để dạy chúng ta, ngoài con đường Trung đạo duyên khởi; nhằm giải thoát mọi vướng mắc khổ đau trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng ngay chính bản thân con đường này cũng chỉ là một phương tiện. Do đó, mọi nguyên tắc đối trị mọi căn cơ để đưa chúng sanh đến giải thoát khổ đau phiền não, thì chính chúng là con đường trung đạo. Vậy chúng chỉ là pháp phương tiện đối trị bệnh cơ của chúng sanh mà thôi. Hơn nữa, nguyên tắc luôn là trói buộc, do đó vấn đề giải thoát được đức Phật đặt ra như là một tiên quyết cho một thể nghiệm về phương tiện; qua đó phương tiện sống được coi như là một đối tượng nhận thức sẽ bị vượt qua, tất cả đều trở thành phương tiện chuyên chở cho một cứu cánh cho chính
|
|
|
|
Khắc Phục Định Kiến Và Tập Khí Chỉ Lo Nghĩ Cho Bản Thân
|
Tâm Diệu Phú (dịch) - 08/06/2008. Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản: họ muốn được hạnh phúc. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu buổi nói chuyện này với chủ đề chỉ biết lo nghĩ đến tự thân. Một trong những điểm khác nhau giữa xã hội Tây phương hiện đại và các xã hội truyền thống, mà các xã hội truyền thống vẫn còn tồn tại ở một mức độ nào đó tại các vùng đất thuộc Âu châu và Á châu, là sự tuyên dương chủ nghĩa cá nhân của thế giới Tây phương thời nay.
|
|
|
|
Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát Của Phật Giáo
|
Phổ Nguyệt - 07/07/2008. LỜI TỰA Tưởng đến thế giới bên kia hay cõi vô hình, con người thường có những suy nghĩ mông lung, ảo tưởng và ngờ vực đắn đo không biết Có hay Không? Giấc mộng ngàn đời của con người là tìm về cõi sống vĩnh hằng, Thiên Đàng hay Cực Lạc. Đó là giấc mơ mộng ảo, là những vọng tưởng triền miên, mà Phật gọi là những điều giả vọng của một thế giới hiện tượng vô thường; vậy thì thế giới thường hằng ở đâu?
|
|
|
|
Cõi Giới Cựa Lạc
|
Tâm Chơn Chánh - 20/02/2008. Ngày lễ vía Đức A Di Đà vừa qua, rất đông đảo Phật tử đến chùa tham dự, sau giờ lễ Phật. Sư Cô đã cho đại chúng một thời Pháp nói về ý nghĩa của kinh A Di Đà. . . Đó là những giây phút quý báu nhất là được ngồi quây quần bên nhau để cùng nhau trao đổi và chia sẻ học hỏi với Sư Cô về ý kinh, sau đó Phật tử có những câu hỏi thắc mắc đưa ra và xin được giải đáp. . . Sư Cô rất hoan hỷ và đã giải đáp một số thắc mắc cho mọi người. Nhưng vì thời giờ có hạn, nên Sư Cô tạm dừng, hẹn vào một dịp khác sẽ giảng giải sâu hơn.
|
|
|
|
|
|
Cốt Tủy của kinh Viên Giác
|
- 31/01/2008. Giáo nghĩa cốt tủy của kinh Viên Giác là lời Phật chỉ bày "Tánh Viên Giác" đều có sẳn nơi mỗi chúng sanh. "Viên Giác" là kết quả tu tập hay là Viên Giác là sự sáng suốt, tánh tròn đầy, là Phật quả. Muốn đạt đến Viên Giác phải dùng "bản nhân địa'' để thấu suốt vô minh vì vô minh và bản giác cùng chung trong tâm, nên tánh giác không thể không có vô minh. Có vô minh hay không có vô minh đều bỏ là tùy thuận tánh tịnh Viên Giác. Qua bài kệ sau, đức Thế Tôn muốn truyền lại ý nghĩa của kinh: ( Các đoạn, hoặc kệ Phật nói trích trong kinh Viên Giác do TS. Thích Thanh Từ dịch từ Hán Văn) Văn Thù ông nên biết Tất cả các Như Lai Từ nơi bản nhân địa Đều dùng giác trí tuệ Thấu suốt được vô minh Biết kia hoa trong hư không Là hay khỏi luân chuyển
|
|
|
|
Đặc Tính của Tâm và Pháp hay Kinh Giáo Giới Nandaka và Channa
|
Phổ Nguyệt - 31/01/2008. Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy. The lời Phật đã giảng dạy, tôn giả Nandaka thay phiên giáo giới Tỳ-kheo-ni về tâm vô thường. Tôn giả Channa bị bệnh đau khổ, Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) cùng với tôn giả Mahacunda đến hỏi thăm bệnh trạng và giáo giới cho tôn giả Channa. A. Kinh Giáo Giới Nandaka a) Đặc Tánh của Tâm: Vô Thường. Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân. Như vậy, đãc tánh của tâm và vô thường, biến hoại và hay thay đổi. Kinh Nandaka viết:
|
|
|
|
Trang đầu
| Trang trước | Trang tiếp |
Trang cuối
|
|