Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

BÀI MỚI NHẤT:
PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI
Chào nguyên Xuân

Bùi Giáng - 15/06/2008.

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người


 Xem chi tiết 
Mỗi Mùa Xuân Thêm MỘt Lần Dối Mẹ

Trần Trung Đạo - 15/06/2008.

Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Đời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn


 Xem chi tiết 
Cánh Thư

Lam Nguyên - 15/06/2008.

Nhất Thư Phong
Tây Phong xuy nhạn phiếm thiên không
Vũ hậu trường giang viễn độc bồng
Cao thụ khách hoài sơn cố lý
Đê đầu lệ biệt các huyên xuân
Thiên nhai trường đoạn vô âm tín
Lữ quán tâm tùy cổ tự chung
Lạc nhật tà huy liên hải đại
Ký tình vân lý nhất thư phong


 Xem chi tiết 
Con Đã Biết Niệm Phật

- 25/06/2008.

Những ngày tháng sau đó, cảm nhận rõ về năng lực thương yêu của mẹ, tôi bắt đầu tập niệm Phật, và trong một lần điện thoại về thăm mẹ, tôi đã nói với mẹ rằng: “Thưa mẹ, con đã biết niệm Phật, nhưng Tây phương đối với con vẫn còn xa lắm!”… Điều mà tôi sắp nói sau đây về Đức Phật là một kinh nghiệm của riêng tôi, cũng có thể là của những ai có cách nghĩ giống tôi: Đức Phật là một con người bình thường. Và tôi vẫn cố chứng minh điều đó qua những cuộc chuyện trò về cuộc đời Đức Phật.


 Xem chi tiết 
Quan Niệm Về Chữ Hiếu Của Dân Tộc Việt Nam

Lê Mạnh Thát - 15/06/2008.

Về tư tưởng hiếu đạo, tối thiểu cứ vào cuộc tranh luận do Mâu Tử lý hoặc luận ghi lại xung quanh truyện Thái tử Tu Đại Noa và căn cứ vào chính truyện Tu Đại Noa, trong Lục độ tập kinh 2, ĐTK 152 tờ 8b7, ta biết có sự khác biệt cơ bản giữ tư tưởng hiếu đạo của người Việt Nam và hiếu đạo của người Trung Quốc. Hiếu đạo của người Trung Quốc theo câu mở đầu của Hiếu kinh là: "Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu cuả hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, đó là kết cục của hiếu".


 Xem chi tiết 
Chữ Hiếu Và Tình Người

Thích Chơn Thiện - 15/06/2008.

Phật tử Việt Nam có ngày truyền thống báo hiếu vào rằm tháng bảy hằng năm. Đó là một ngày kết thúc một mùa hạ tu tập trí tuệ và từ bi vô ngã của chư Tăng và Phật tử. Chúng tôi gọi ngày hiếu truyền thống ấy là ngày đẹp nhất của nghĩa sống, tình người. Bởi vì trong ngày hôm ấy con tim nói lên tiếng nói đích thực của nó, tiếng nói mà trần gian mong tìm. Thật là ý nghĩa, mùa giải thoát của chư Tăng lại kết thúc với sự mở đầu của tiếng nói ấy. Bước đầu tiên đi ra khỏi phiền não lại là bước đầu tiên đi vào tình người và nghĩa sống thiêng liêng của con người.


 Xem chi tiết 
Rằm Tháng Bảy

HT. Thích Thiện Siêu - 15/06/2008.

I.Ý NGHĨA Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là Chúng đệ tử gần gủi nhất, Chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, Chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, Chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên mãn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì Phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư. Ba tháng an cư theo Luật Phật chế, Chúng Tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại, một là vì


 Xem chi tiết 
Đạo Hiếu Trong Nhà Thiền

Thích Minh Thông - 15/06/2008.

Từ khi lạy biệt mẹ cha, từ giã xóm làng bà con thân thuộc, người chọn con đường xuất gia học đạo lòng chỉ ôm ấp một mối là mau chóng thành tựu sự nghiệp trí tuệ để làm lợi ích quần sinh. Song con đường bừng sáng cõi tâm linh xa hay gần, mau hay chậm tùy thuộc vào nghiệp lực và khả năng công phu của mỗi người. Để trở thành người học đạo vững chãi, có năng lực vượt thoát những trần lao phiền não, có đời sống thanh tịnh vô nhiễm thì ngoài nội lực tự thân ra còn chịu tác động bởi những người chung quanh, trong đó phải kể đến Thầy, người trực tiếp theo dõi quá trình gội rửa phàm tính của học trò để chuyển thành đời sống của một người xuất gia học đạo.


 Xem chi tiết 
Trang đầu  |  Trang trước  |  Trang tiếp  |  Trang cuối
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712