Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

BÀI MỚI NHẤT:
THIỀN HỌC PHẬT GIÁO
Cốt Tủy Pháp Quán Tứ Niệm Xứ

Phổ Nguyệt - 08/06/2008.

Để có thể lảnh hội yếu chỉ của Thiền Nguyên Thủy, một pháp môn độc nhứt để hành giả mới bắt đầu tu tập Phật đạo cho đến khi đạt cứu cánh, phải cẩn mật học hỏi kinh Trung Bộ, và nhứt là mục 10 kinh tứ niệm xứ, một loại kinh căn bản cho những phật tử dù sơ khai hay thuần thục. Trích dẩn lời Phật dạy trong kinh và từ đó rút ra được cương lỉnh để tu tập và thiền tập là điều thực tiển và quan thiết nhứt cho mọi hành giả.
I. Kinh Trung Bộ Majjhima Nikaya


 Xem chi tiết 
Yếu Chỉ kinh Nhất Dạ Hiền

Phổ Nguyệt - 16/01/2008.

Trước hết, chúng ta đọc bản dịch kinh Nhất dạ hiền giả do HT. Thích Minh Châu Việt dịch mà đức Phật thuyết giảng cho các vị Tỷ kheo, sau đó chúng ta rút ra yếu chỉ của kinh được lỉnh hội để thực hành pháp chỉ đúng và nghiêm túc hơn.
I. Kinh Nhất dạ hiền giả (Bhađdekaratta sutta)
(Thích Minh Châu dịch)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ỏ Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đãy Thế Tôn gọI các Tỷ kheo: ‘’Này các Tỷ kheo’’.-‘’Thưa vâng, bạch Thế Tôn’’. Các vị Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông:
‘Nhứt dạ hiền giả’ (Bhađdekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.


 Xem chi tiết 
Pháp Thể Nhập Tri Kiến Phật (Kinh Pháp Hoa)

Phổ Nguyệt - 16/01/2008.

Yếu Chỉ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay thường gọi là Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bảo của Phật là Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Theo bản dịch chánh văn của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ghi trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ, chúng tôi chỉ nêu trích ra một phần có liên hệ đến cốt tủy của kinh. Những phẩm tựa trình bày phần tổng quát hiện tượng và bản thể vũ trụ pháp giới. Phẩm hai đến phẩm mười, Phật chỉ rõ sự thấy biết của Ngài. Phẩm mười một đến hai mươi hai, Phật dạy pháp thị ngộ Phật Tri Kiến, chỗ thâm áo để tu hành. Phẩm hai mươi ba đến hai mươi tám, Phật chỉ cách thể nhập Phật Tri Kiến. Tuy vậy, chúng tôi chỉ nêu lên cốt tủy của kinh ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay tánh giác có sẳn nơi mỗi người.


 Xem chi tiết 
SỰ SUY NIỆM CỦA NỘI TÂM

U JOTIKA - 09/06/2009.

Ngài U Jotika được sinh ra trong một gia đình không thuộc dòng dõi Phật giáo tại Myanmar, và ngài được theo học trong một ngôi trường dòng Thiên Chúa giáo của người La Mã. Ngài đã học ngành kỹ thuật điện tử và đã đọc rất nhiều sách thuộc về khoa học phương Tây, về triết học, và tâm lý học. Ngài đã kết hôn và là cha của 2 người con gái trước khi xuất gia là một tu sĩ. Thay vì thỉnh thoảng viếng thăm gia đình và ở lại Yangoon, thì ngài đã dành trọn thời gian của mình để sống ẩn dật.


 Xem chi tiết 
GIỚI THIỆU ÐƯỜNG LỐI TU THIỀN CỦA PHẬT GIÁO

HT.Thích Thanh Từ - 09/08/2008.

Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền


 Xem chi tiết 
ÐẠO HIẾU TRONG NHÀ THIỀN

TT. Thích Minh Thông - 09/08/2008.

Từ khi lạy biệt mẹ cha, từ giã xóm làng bà con thân thuộc, người chọn con đường xuất gia học đạo lòng chỉ ôm ấp một mối là mau chóng thành tựu sự nghiệp trí tuệ để làm lợi ích quần sinh. Song con đường bừng sáng cõi tâm linh xa hay gần, mau hay chậm tùy thuộc vào nghiệp lực và khả năng công phu của mỗi người. Để trở thành người học đạo vững chãi, có năng lực vượt thoát những trần lao phiền não, có đời sống thanh tịnh vô nhiễm thì ngoài nội lực tự thân ra còn chịu tác động bởi những người chung quanh, trong đó phải kể đến Thầy, người trực tiếp theo dõi quá trình gội rửa phàm tính của học trò để chuyển thành đời sống của một người xuất gia học đạo


 Xem chi tiết 
NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CON ÐƯỜNG THIỀN ÐỊNH PHẬT GIÁO

TT. Thích Chơn Thiện - 09/08/2008.

rước hết, thiết tưởng chúng ta cần ổn định một số nhận thức về con đường Thiền định của Phật giáo. Từ những nhận thức đúng và tư duy đúng về Thiền định, ta dễ có những bước thực hiện có kết quả tốt đẹp về nó.
Từ lâu, có người cứ ngỡ Thiền như là một tông phái Phật giáo. Thiền đến với thế hệ chúng ta như là chỉ có Thiền Công Án (hay Thiền Tổ sư). Những hình ảnh quen thuộc với Thiền là những tiếng bổng, tiếng hét, tiếng quát, là


 Xem chi tiết 
CON ÐƯỜNG THIỀN ÐỊNH MÀ THẾ TÔN ÐÃ ÐI QUA

TT. Thích Chơn Thiện - 09/08/2008.

Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ.


 Xem chi tiết 
Trang đầu  |  Trang trước  |  Trang tiếp  |  Trang cuối
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712