TỨ DIỆU ĐẾ
|
Thích Viên Giác - 27/10/2008. Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế" (T- Ưng V).
|
|
|
|
SỰ VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT
|
Thích Viên Giác - 27/10/2008. Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm,có một không hai trong lịch sử của nhân loại.Một nhà văn hào Aâu châu nhận định rằng :”Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo,sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao,ngài là vì tinh tú khổng lồ,vĩ đại nhất.Một số các khoa học gia,triết gia,các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có”. Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm,giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại “. (Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức)
|
|
|
|
NĂM UẨN
|
Thích Viên Giác - 27/10/2008. Theo đạo Phật, những nỗi khổ đau của con người đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu trí huệ. Vô minh thường được coi là nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng sinh. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, tất cả những nỗi sợ hãi, thất vọng, vấp ngã và tai nạn đều do ngu si mà sinh khởi. Tất cả những điều ấy không sinh khởi nơi người có trí tuệ, cũng như ngọn lửa bùng cháy từ bụi lau, bụi cỏ làm cháy luôn cả nhà cửa, lầu gác và cung điện. Cũng vậy, ngọn lửa ngu si bùng lên làm cho những nỗi sợ hãi, thất vọng, vấp ngã và tai nạn có mặt" (Kinh Đa Giới, Trung Bộ kinh III). Đức Phật khuyên dạy mọi người hãy trở thành kẻ hiền trí bằng cách suy tư quán chiếu để nhận chân được bản chất của nhân sinh và vũ trụ, qua đó dập tắt ngọn lửa ngu si, thành tựu trí tuệ và đoạn diệt khổ đau.
|
|
|
|
GIỚI THIỆU KINH PHÁP HOA
|
Thích Viên Giác - 15/10/2008. Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương tây cho là một trong hai mươi thánh thư phương đông. Sự hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bĩ của Phật tử đối với kinh Pháp Hoa, cho thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam, kinh Pháp Hoa được trì tụng hàng ngày như một thời khoá tu học kể cả chư tăng lẫn Phật tử tại gia. Vì vậy rất khó mà nói hết được giá trị của kinh Pháp Hoa và tại sao lại có tác dụng rộng lớn như thế.
|
|
|
|
ĐỂ HIỂU ĐẠO PHẬT
|
Thiền Sư Nhất Hạnh - 13/08/2008. Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
|
|
|
|
Cái Nhìn
|
TT. Thích Chơn Thiện - 13/08/2008. Nhìn là cái gì rất quen thuộc với chúng ta, mà cũng rất là xa lạ. Cái gần nhất lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như một dòng thác lũ nhận chìm con người vào phiền não. Có lúc nó khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật dấu kín những bí mật của cuộc đời. Nó gây kinh ngạc và chính nó là sự kinh ngạc.
|
|
|
|
Triết Lý Chiếc Nôi
|
TT. Thích Chơn Thiện - 13/08/2008. Sau nhiều năm tháng học hỏi triết lý phương Tây, tư duy nhị nguyên và hợp lý đã để lại trong đầu óc tôi một cảm giác mệt mỏi. Khi trở về trầm ngâm với những câu ca dao và chuyện cổ Việt Nam, đầu óc tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái. Ðây là cảm nhận và là sự phản ứng có thực của khối lượng chất xám trong đầu; nói đúng hơn, đó mới chỉ là phản ứng của võ não.
|
|
|
|
Triết Lý Quanh Ðèn
|
TT. Thích Chơn Thiện - 13/08/2008. Nếu thời bé tí được lời ru của mẹ ướp vào tâm hồn hương nhạc và tình với những hạt mầm tư tưởng, thì lớn lên đến tuổi biết hỏi và biết nghe, tuổi trẻ Việt Nam lại được bố và ông bà kể cho nghe các chuyện cổ tích quanh đèn. Ðây là những mẫu chuyện dễ nhớ và súc tích nói về lịch sử, về tình yêu tổ quốc, quê hương, về phong tục tập quán, về tín ngưỡng nhân gian, về con người và thiên nhiên, vũ trụ, về tình người, tình đôi lứa, tình gia đình và về túi khôn của loài
|
|
|
|
Trang đầu
| Trang trước | Trang tiếp |
Trang cuối
|
|